top of page

Tổng thống Trump sẽ ký Sắc lệnh Hành pháp bảo vệ trẻ em sống sót sau phá thai

Ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng, ông có kế hoạch ký một sắc lệnh hành pháp nhằm bắt buộc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ sơ sinh sống sót sau các cuộc phá thai.





“Chúng ta tin vào niềm hạnh phúc của gia đình, sự ban phước của tự do và phẩm giá của việc [mà chúng ta làm]. Và một sự thật vĩnh cửu rằng, mọi trẻ em, gồm cả được sinh ra và chưa được sinh ra, đều được tạo ra theo hình ảnh thánh thiện của Đấng tối cao”, ông Trump nói trong một thông báo được ghi âm trước cho một buổi Cầu nguyện Công giáo Quốc gia.

“Tôi sẽ luôn bảo vệ vai trò quan trọng của tôn giáo và cầu nguyện trong xã hội Mỹ, và tôi sẽ luôn bảo vệ quyền sống thiêng liêng”, Tổng thống Trump nói thêm.

“Hôm nay, tôi thông báo rằng tôi sẽ ký Sắc lệnh hành pháp Born-Alive (Ra đời - Còn sống) để đảm bảo rằng tất cả những trẻ em quý giá được sinh ra còn sống - dù trong hoàn cảnh nào - đều nhận được sự chăm sóc y tế xứng đáng! Đây là bổn phận đạo đức bất khả xâm phạm của chúng ta”.

Hiện chưa có thông tin về nội dung chi tiết của Sắc lệnh hành pháp này.

Susan B. Anthony List là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục tiêu giảm thiểu nạn phá thai ở Hoa Kỳ. Tổ chức này đã ca ngợi Tổng thống Trump sau khi biết được thông báo của ông.

“Thật là trái ngược với Joe Biden, cùng với người đồng hành của ông ấy là Kamala Harris - người đã bỏ phiếu KHÔNG đối với đạo luật Born - Alive (Ra đời - Còn sống) nhằm đảm bảo chăm sóc y tế bình đẳng cho tất cả trẻ sơ sinh còn sống”, Tổ chức Susan B. Anthony List viết trong một tuyên bố trên Twitter.

Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Biden vẫn chưa đưa ra bình luận luận nào về thông báo của Tổng thống Trump. 

Các đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội đã nỗ lực nhiều lần, nhưng không thành công, để thông qua Đạo luật bảo vệ trẻ sơ sinh còn sống sau cuộc phá thai. Đạo luật này quy định các nhân viên y tế có mặt tại thời điểm trẻ sơ sinh được sinh ra còn sống sau cuộc phá thai phải cung cấp cùng mức độ chăm sóc y tế mà họ dành cho trẻ sơ sinh bình thường khác.

Đạo luật này cũng sẽ yêu cầu các nhân viên y tế báo cáo các hành vi vi phạm Đạo luật này cho cơ quan thực thi pháp luật. Người vi phạm có thể bị khép vào tội giết một đứa trẻ còn sống với hình phạt là 5 năm tù giam cùng một khoản tiền phạt.

Mẹ của những trẻ sơ sinh sống sót sau cuộc phá thai nhưng không nhận được y tế chăm sóc đầy đủ sẽ không bị truy tố hoặc khiếu kiện dân sự.

Tại buổi Cầu nguyện Công giáo Quốc gia, Tổng thống Trump cũng cho biết rằng, chính quyền của ông đang tăng cường tài trợ liên bang cho các nghiên cứu về trẻ sơ sinh để đảm bảo rằng mọi đứa trẻ “nhận được những điều tốt nhất để phát triển”.

Ông cũng nói rằng, Mỹ là một quốc gia mạnh mẽ là nhờ có người dân theo đức tin Công giáo và các đức tin khác.

Đầu tháng Chín, Tổng thống Trump cho biết, ông sẽ nỗ lực để chính phủ dừng tất cả tài trợ cho Tổ chức Planned Parenthood và các nhóm/tổ chức khác cung cấp dịch vụ phá thai nếu ông tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm nay.

Tổng thống Trump tin rằng, ông là "tổng thống bảo vệ quyền được sống của thai nhi mạnh mẽ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".

Đáp lại, Tổ chức Planned Parenthood Votes đã mô tả phong trào ủng hộ quyền được sống của trẻ sơ sinh là "phong trào chống phá thai" và nói rằng, cam kết của ông Trump sẽ tấn công quyền tiếp cận phá thai.

Jenny Lawson, Giám đốc điều hành của Tổ chức Planned Parenthood Votes, cho biết trong một tuyên bố: "Nếu trước đây không rõ ràng, thì bây giờ đã rõ ràng rằng: Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump sẽ có nghĩa là thêm 4 năm không ngừng giảm bớt các cuộc tấn công vào chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm tiếp cận phá thai an toàn, hợp pháp”.


Comments


bottom of page