top of page

Biển Đông: Mỹ tố Trung Cộng ‘leo thang song song’


Ảnh minh họa: Youtube/SCMP.


Việc 16 máy bay quân sự Trung Cộng bay gần không phận Malaysia vào cuối tháng 5 cùng với việc các tàu tuần duyên Trung Cộng quấy rối các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi Malaysia vào đầu tháng 6, đã được xem là một phần của nỗ lực “leo thang song song” của Bắc Kinh đối với các quốc gia trong khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, theo đánh giá của một tổ chức tư vấn Mỹ.

Một báo cáo của chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) công bố hôm thứ Năm, cho biết, những bất đồng giữa Trung Cộng và các quốc gia có tranh chấp ở Đông Nam Á đang tiếp diễn, bất chấp những động thái gần đây nhằm đẩy nhanh việc đưa ra quy tắc ứng xử trên tuyến đường thủy tranh chấp. AMTI trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS có trụ sở ở Washington.

Dữ liệu của AMTI cho thấy, một tàu tuần duyên của Trung Cộng hoạt động gần mỏ khí đốt Kasawari ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia vào ngày 4/6 – ngay sau khi một tàu lắp đặt đường ống do Malaysia thuê đã đến khu vực này. Trước đó, vào ngày 31/5, Malaysia đã gấp rút điều máy bay phản lực đánh chặn 16 máy bay vận tải quân sự của Trung Cộng trong một cuộc tuần tra không báo trước mà Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia cho rằng đã gần như xâm phạm không phận Malaysia, và khiến các chuyến bay dân sự trong khu vực gặp nguy hiểm.

AMTI cho biết, con tàu lắp đặt ống mà Malaysia thuê ban đầu đã bị một tàu hải cảnh lớp Zhaolai mang số hiệu 5403 theo sát như hình với bóng, trước khi nó được thay bằng tàu hải cảnh CCG 5303.

Sự xuất hiện của hai con tàu Trung Cộng 5403 và CCG 5303 được cho là nhằm phản đối hoạt động lắp đặt đường ống của Malaysia, và hoạt động tuần duyên của Trung Cộng dường như ngày đang tiếp tục tiến gần hơn tới mỏ khí đốt.

Theo báo cáo của AMTI: “Đây ít nhất là lần thứ ba kể từ mùa xuân năm ngoái, tuần duyên Trung Cộng quấy rối hoạt động thăm dò năng lượng của Malaysia. Điều này một lần nữa chứng tỏ sự ngoan cố của Bắc Kinh trong việc thách thức các hoạt động dầu khí của các nước láng giềng trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Cuộc tuần tra trên không của Trung Cộng và cuộc tuần tra trên biển trước đó có thể không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tham gia leo thang song song về gây áp lực buộc các bên tranh chấp khác phải lùi bước”.




Vũ Dương

Source: DKN



Comentários


bottom of page