(Ảnh: Lam Yik/Reuters)
Bắc Kinh đang trực tiếp can thiệp vào công tác chống dịch ở Hồng Kông, một động thái được nhiều người dân thành phố nhìn nhận là nỗ lực nhằm nắm quyền kiểm soát sâu rộng thành phố dưới chiêu bài hỗ trợ, theo The Epoch Times.
Tuần trước, Trung Cộng công bố kế hoạch cử đội ngũ y tế gồm 60 người đến Hồng Kông để tiến hành xét nghiệm dịch cúm Vũ Hán trên diện rộng.
Hôm Chủ nhật (2/8), 7 nhân viên y tế từ đại lục được cử đến đã trọ tại khách sạn Metropark Hotel ở Hong Kong. Đây cũng tình cờ là nơi xảy ra sự kiện siêu lây lan dịch SARS năm 2003 khi một bác sĩ Trung Cộng nghỉ qua đêm tại đó.
Mười bảy năm trước, bác sĩ hô hấp người Trung Quốc Liu Jianlun đã nghỉ ở phòng 911 của khách sạn 3 sao này, lây bệnh SARS cho 7 người khác ở cùng tầng. Bảy người này đã đi ra khắp thế giới, lây lan SARS trên toàn cầu. Liu đã qua đời hai tuần sau đó.
Việc Liu đến Hồng Kông đánh dấu sự khởi đầu đại dịch SARS toàn cầu, vốn đã lây nhiễm cho hơn 8.000 người và khiến 774 người tử vong. Tại thời điểm đó SARS là một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất của thế kỷ.
Năm 2003 thời điểm bùng dịch SARS cũng đánh dấu một bước ngoặt đối với nền chính trị và hệ thống y tế công cộng Hồng Kông, khi xuất hiện các cuộc tuần hành quy mô lớn phản đối Điều 23 Luật Cơ bản – một điều luật cũng nhằm làm xói mòn các quyền tự do dân chủ của xứ Cảng thơm tương tự Luật An ninh Quốc gia mới.
Bảy nhân viên y tế từ Trung Cộng nhận phòng tại khách sạn Metropark Kowloon vào ngày 3/8/2020 (ảnh: Song Bilong/The Epoch Times).
Hiện dịch cúm Vũ Hán đã lan đến mọi ngõ ngách trên toàn cầu. Tính đến nay, đã có hơn 18 triệu ca bệnh, với 689.000 người tử vong do dịch cúm Vũ Hán trên khắp thế giới.
Tập đoàn y sinh Trung Cộng dính líu đến các xét nghiệm ở Hồng Kông?
Tập đoàn BGI là một trong các tổ chức từ Trung Quốc đại lục sẽ “tiến hành các xét nghiệm virus corona mới miễn phí cho các nhóm có nguy cơ lây nhiễm dịch cúm Vũ Hán cao, gồm hơn 400.000 người Hồng Kông”, theo một thông cáo báo chí đăng trên trang web của công ty này.
Truyền thông nhà nước Trung Cộng Tân Hoa Xã dẫn lời Yu Dewen, người đứng đầu đội ngũ y tế gồm hơn 60 thành viên từ Trung Cộng, cho biết chi nhánh Hồng Kông của ba phòng thí nghiệm đại lục, bao gồm BGI, có khả năng xét nghiệm từ 20.000 đến 30.000 ca mỗi ngày.
“Với sự hỗ trợ của các tổ chức đại lục, chúng tôi có thể tăng khả năng xét nghiệm lên nhiều lần”, ông nói trong một báo cáo ngày 3/8.
Hai công ty con của BGI Group hiện đang bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen vì vai trò của họ trong việc “xét nghiệm di truyền nhằm xúc tiến việc đàn áp những cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số theo đạo Hồi khác” ở Tân Cương, theo Bộ Thương mại Mỹ. Lệnh cấm sẽ ngăn cản họ tiếp cận hàng hóa và công nghệ Mỹ.
Theo một báo cáo gần đây của Axios, tập đoàn BGI chuyên thu thập các mẫu DNA từ hàng triệu thành viên nhóm dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chủ yếu sinh sống ở tỉnh Tân Cương, và sự bất đồng thuận là điều gần như không thể. Hoạt động này nằm trong thỏa thuận đã ký giữa chủ tịch BGI và chính quyền ĐCSTQ hồi năm 2016.
DNA thu thập được sẽ giúp giám sát người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác trong khu vực, cả trong các trại cải tạo và nơi công cộng – một phần trong sáng kiến mở rộng quyền lực của cảnh sát quốc gia thông qua hoạt động giám sát dựa trên dữ liệu di truyền.
Dữ liệu DNA cho phép chính quyền tăng cường khả năng giám sát AI, thậm chí theo dõi người thân của các đối tượng.
“Mối lo ngại của chúng tôi là hiện đang có hoạt động thu thập DNA rộng rãi bí mật và trái pháp luật”, Maya Wang, nhà nghiên cứu từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ở Hồng Kông, đồng thời là tác giả của một báo cáo giám sát DNA Trung Cộng năm 2017 tại Tân Cương công bố trên Tạp chí Khoa học Tự nhiên Nature Science Journal, cho biết.
“Chính quyền Trung Cộng đang xây dựng cơ sở dữ liệu DNA lớn nhất thế giới. Nó đã hợp tác chặt chẽ với hãng công nghiệp trọng yếu trên toàn cầu”, Viện Chính sách Chiến lược Úc cho biết trong một báo cáo hồi tháng 6.
“Chương trình thu thập dữ liệu DNA hàng loạt này vi phạm luật pháp Trung Cộng và các chuẩn tắc nhân quyền toàn cầu. Kết hợp với các công cụ giám sát khác, chúng sẽ tăng cường sức mạnh của Bắc Kinh và tiếp tục cho phép việc đàn áp tại đại lục dưới danh nghĩa duy trì ổn định và kiểm soát xã hội”.
Người dân Hồng Kông lo ngại hoạt động giám sát qua DNA của Bắc Kinh
Quyết định xét nghiệm dịch cúm Vũ Hán đại trà bởi tập đoàn BGI Group đã làm dấy lên lo ngại về kế hoạch giám sát DNA của Trung Cộng tại Hồng Kông.
Hôm Chủ Nhật, một nhóm các ủy viên hội đồng Hồng Kông địa phương đã lên tiếng đối với vấn đề này. Nghị sĩ Đảng Neo Democrat, anh Roy Tam, người từng tổ chức một cuộc biểu tình phản đối các bác sĩ đại lục, cho biết một trong những lý do người Hồng Kông không đồng tình việc xét nghiệm vì họ lo ngại vấn đề quyền riêng tư, cách thúc xử lý dữ liệu, theo tờ RTHK.
Chính phủ Hồng Kông đưa ra một tuyên bố bác bỏ các cáo buộc về việc thu thập DNA, nêu rõ những tuyên bố trên là “hoàn toàn không có cơ sở, nhấn mạnh rằng tất cả các công tác chống dịch của họ hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của luật pháp”.
Tuyên bố trên cũng đe dọa trừng phạt hình sự những tiếng nói chỉ trích việc thu thập DNA. “Chính phủ Hồng Kông lên án hành động cố tình truyền bá các thông tin sai lệch và bôi nhọ công tác chống dịch. Chính phủ Hồng Kông sẽ thu thập bằng chứng để xác định liệu việc lan truyền các tuyên bố sai sự thật có chủ đích có cấu thành tội phạm hay không”.
Tuần trước, Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Carrie Lam đã ra quyết định hủy bỏ cuộc bầu cử lập pháp sắp tới, viện cớ sự gia tăng các ca nhiễm dịch cúm Vũ Hán tại thành phố trong thời gian gần đây. Động thái này đã hứng chịu chỉ trích từ nhiều nước và các tổ chức nhân quyền.
Linh Đan
Source: DKN
Comments