top of page

Lo ngại trước một ‘đế chế mới’ bành trướng, độc tài, Ngoại trưởng EU ‘thẳng thừng’ phê phán ĐCSTQ


Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại Liên minh Châu Âu (EU) đã cáo buộc Bắc Kinh phá hoại các chuẩn mực quốc tế (ẢNH: VIRGINIA MAYO/POOL/AFP qua Getty Images)


Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại Liên minh Châu Âu (EU) đã cáo buộc Bắc Kinh phá hoại các chuẩn mực quốc tế. kèm theo lời mô tả Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ ) là chế độ “độc đoán”, “theo chủ nghĩa bành trướng” và “độc tài”...


Lặp lại những lo ngại của Hoa Kỳ về Trung Cộng, ông Josep - nhà ngoại giao hàng đầu của EU đã gọi Trung Cộng là một "đế chế mới" ngang hàng với Nga, kêu gọi các thành viên của khối hãy mau "sửa chữa" sự mất cân bằng kinh tế với Bắc Kinh trước khi "quá muộn".


Ông Josep Borrell đã đưa ra 2 bài đánh giá quan điểm trên các ấn phẩm tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha vào cuối tuần qua, đúng vào thời điểm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã đến Pháp trong chuyến thăm ngoại giao châu Âu của mình.


Phát biểu cũng được đưa ra chỉ hai tuần trước khi Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh do các nhà lãnh đạo EU và Thủ tướng Đức Angela Merkel chủ trì.


Trong một bài báo trên tờ Le Journal de Dimanche: “Nga, Trung Cộng và Thổ Nhĩ Kỳ có ba đặc điểm chung: họ là những người theo chủ quyền quốc gia tuyệt đối ở bên ngoài và độc đoán ở bên trong, ông Borrell cho biết: “Sau 30 năm, tầm nhìn châu Âu dường như đã đặt được cơ sở, thì tầm nhìn 'chủ quyền' đã giành lại thế thượng phong với những đế chế mới này”.


Trong những tuần gần đây, EU đã chỉ trích các vấn đề, bao gồm: việc Trung Cộng thi hành luật an ninh quốc gia ở Hong Kong; Nga hỗ trợ quân sự cho Belarus để kiềm chế các cuộc biểu tình, và Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức các hoạt động quân sự chống lại các nước thành viên EU là Hy Lạp và Síp.


Nhưng đây là lần đầu tiên EU chính thức gọi Trung Cộng là “đế chế mới”, một bước tiến xa hơn so với “đối thủ truyền thống” mà EU sử dụng lần đầu vào năm ngoái.


“Không giống như nguyên tắc chủ quyền dựa trên ý chí phổ biến là chủ quyền duy nhất của quốc gia, đó là một vấn đề hoàn toàn khác”, Borrell nói.


 “Một số quốc gia châu Âu cũng từng là đế quốc. May mắn thay, họ đã thoát khỏi khỏi sự cám dỗ này bằng cách tạo ra Châu Âu. Nhưng để có thể đàm phán và giải quyết các xung đột một cách hòa bình [với] các đế chế mới vốn được xây dựng trên các giá trị khác với giá trị của chúng ta, chúng ta cũng cần phải học cách nói thứ ngôn ngữ mà tôi gọi là ngôn ngữ của quyền lực", ông Borrell chia sẻ thêm.


Trong một bài báo khác trên tạp chí Politica Exterior, Borrell cho biết đã có “sự thay đổi đáng kể trong thái độ của các nhà lãnh đạo Trung Cộng hiện nay” kể từ khi ra mắt sản phẩm Made in China 2025, với kế hoạch nâng cấp các ngành công nghệ cao của nước này.


“Giấc mơ Trung Hoa do Chủ tịch Tập đề xuất sẽ là cách để đạt được điều này [Made in China 2025]. Tham vọng lãnh đạo này là điểm khác biệt chính so với thời gian trước đây”, ông nói.


Trung Cộng đã nhiều lần tìm cách đảm bảo với châu Âu về sự trỗi dậy trong hòa bình và tự quảng bá mình là đối tác của EU về chủ nghĩa đa phương. ĐCSTQ cũng đã bác bỏ quan điểm của EU trong việc xem Trung Cộng như một đối thủ.


Nhưng ông Borrell đã chỉ ra sự mất cân bằng trong mối quan hệ của EU với Trung Cộng, đặc biệt là việc thiếu khả năng tiếp cận thị trường đối với các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Cộng.


“Mối quan hệ của chúng ta quá bất cân xứng so với mức độ phát triển hiện tại của Trung Cộng. Và điều đó phải được khắc phục. Nếu chúng ta không làm ngay bây giờ, trong một vài năm nữa sẽ là quá muộn. Các sản phẩm của Trung Cộng sẽ tiếp tục đi lên trong chuỗi giá trị, và sự phụ thuộc về kinh tế và công nghệ của chúng ta sẽ ngày càng tăng”.


Ông mô tả Trung Cộng là “theo chủ nghĩa bành trướng” và “độc tài”, đồng thời lặp lại những lo ngại của Hoa Kỳ về Trung Cộng.


Borrell nói: “Đã qua rồi chính sách đối ngoại của Trung Cộng [vốn] lấy cảm hứng từ bài phát biểu năm 1974 của Đặng Tiểu Bình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, khi ông ta tuyên bố rằng 'Trung Cộng không phải là một siêu cường, cũng như sẽ không bao giờ tìm cách trở thành như thế' ”.


Mục tiêu của ĐCSTQ là chuyển đổi trật tự quốc tế theo... các đặc điểm của ĐCSTQ


“Mục tiêu của ĐCSTQ là chuyển đổi trật tự quốc tế theo hướng một hệ thống đa phương có chọn lọc, với các đặc điểm của ĐCSTQ, trong đó các quyền kinh tế và xã hội được ưu tiên hơn các quyền chính trị và dân sự”.


Ông Borrell chỉ trích ĐCSTQ phá hoại các quy tắc quốc tế, bao gồm cả vấn đề ở Biển Đông, bằng cách thúc đẩy các lý tưởng của chính quyền này như một “cộng đồng chung vận mệnh”; và bằng cách nắm giữ các vị trí cao trong hệ thống Liên Hợp Quốc.


Ngoài ra, sự phát triển quân sự của Trung Cộng, vốn là một chủ đề không được thảo luận thường xuyên ở EU, cũng đã được ông Borrell đề cập đến.


Ông nói: “Lệnh cấm vận bán vũ khí đối với ĐCSTQ kể từ sự kiện Thiên An Môn năm 1989 vẫn còn hiệu lực, nhưng chính quyền này không còn phụ thuộc vào nhập khẩu thiết bị quân sự nữa. Họ đã phát triển một ngành công nghiệp vũ khí, đặc biệt là hải quân và đạn đạo, thuộc hàng đứng đầu thế giới và hàng năm họ đều tăng xuất khẩu”.


Borrell cho rằng mặc dù năng lực của quân đội Trung Cộng vẫn còn kém xa so với Mỹ, nhưng khoảng cách đã gần hơn nhiều so với vài thập kỷ trước, và trong một số lĩnh vực hầu như không có bất kỳ sự khác biệt nào.


“Trong vòng một năm, Trung Cộng sẽ có bốn tàu sân bay hoạt động”, ông nói.




Trần Đức

Source: NTDVN



Recent Posts

See All

🟡🟡🟡NGUỒN TIN KIỂM CHỨNG TUESDAY 11/07

♦️President Donald Trump Requests Indefinite Postponement of Document Trial Date TT.Donald Trump yêu cầu hoãn vô thời hạn ngày xét xử tài liệu mật https://www.breitbart.com/politics/2023/07/11/donald-

bottom of page