Ông Trump và ông Modi dự định sẽ tăng cường các thỏa thuận mua bán vũ khí (ảnh chụp màn hình/Express).
Theo giới phân tích, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có khả năng sẽ tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ sau cuộc đụng độ biên giới với Trung Cộng, theo tờ Express hôm 11/8.
Hai mươi binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng sau cuộc giao tranh khốc liệt nổ ra giữa họ và những người đồng cấp Trung Cộng gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) hồi tháng 6. Trung Cộng không tiết lộ con số thương vong, nhưng theo nguồn tin tình báo Mỹ có khoảng hơn 40 binh sĩ Trung Cộng thiệt mạng. Vụ đụng độ được các nhà ngoại giao và nhà bình luận chính trị mô tả như một “bước ngoặt” trong quan hệ Trung-Ấn.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Ấn trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Trump (ảnh chụp màn hình/Express).
Trong những tháng gần đây, New Delhi đã ra một loạt các biện pháp nhằm loại bỏ hoặc cấm các công ty Trung Cộng tham gia thị trường tiêu dùng của họ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã hạn chế các khoản đầu tư của Trung Cộng vào nước này từ trước khi xảy ra vụ xung đột biên giới.
Akhi Bery, nhà phân tích Nam Á tại hãng tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho biết vụ ẩu đả hồi mùa hè này sẽ khiến Ấn Độ nghiêng về phía Mỹ nhanh hơn. Ông nói với CNBC: “Xung đột biên giới với Trung Cộng có khả năng sẽ thúc đẩy một xu hướng đã châm ngòi”.
Một lĩnh vực quan trọng mà Ấn Độ sẽ tập trung vào trong quan hệ đối ngoại là Đối thoại An ninh Tứ giác. Đây là diễn đàn chiến lược không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, được gọi là Quad (Bộ tứ).
Rajiv Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ tại Myanmar và Mexico, cho biết: “Rõ ràng, một nhân tố then chốt trong việc cân bằng chiến lược đối ngoại của Ấn Độ là việc tăng cường sự thống nhất và gắn kết của quan hệ đối tác trong nhóm Bộ Tứ”.
“Khá nhiều bước tiến đã được thực hiện. Nghiên cứu của tôi đã chỉ ra sự gắn kết này sẽ ngày càng gia tăng, tương ứng với cách thức Trung Cộng thể hiện sự hung hăng của mình đối với nhóm Bộ Tứ nói riêng và toàn bộ khu vực nói chung”.
Mối quan hệ giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Trump càng trở nên thân thiết; ông Trump từng nói ông Modi là một người bạn thật sự trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 2 (ảnh chụp màn hình/Express).
Đầu năm nay, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Ấn Độ, ông Trump đã được những người dân Ấn ở phía bên kia thế giới chào đón như một ngôi sao. Sự kiện mang tên “Namaste Trump” chào mừng Tổng thống Mỹ tại Ấn độ, và sự kiện “Howdy Modi” tổ chức ở Houston, Texas mà người Mỹ dành cho nhà lãnh đạo Ấn Độ, là những cái gật đầu thể hiện sự gắn kết giữa hai bên.
Cả hai đều là những nhà lãnh đạo dân túy thu hút được lòng dân.
Hiện ông Trump đang dựa vào việc bán vũ khí để làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương với Ấn Độ.
Cuộc đụng độ ở biên giới với Trung Cộng đã làm thức tỉnh mong muốn của New Delhi trong việc xây dựng mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Washington, theo trao đổi của các quan chức Mỹ với tờ Foreign Policy.
Trong vài tháng qua, cả hai nước đã đặt nền móng cho một thỏa thuận vũ khí mới.
Thỏa thuận này dự kiến sẽ bao gồm việc Mỹ bán cho Ấn Độ các hệ thống vũ khí dài hạn với trình độ công nghệ và độ tinh vi cao hơn, chẳng hạn như máy bay không người lái có vũ trang.
Hương Thảo
Source: DKN
Comments