Tổng thống Trump và Tổng thống Pháp Macron trồng cây (ảnh: Từ video của VOA)
Vào thứ Ba (13/10/2020), Tổng thống Trump đã ký lệnh hành pháp đưa Mỹ tham gia sáng kiến toàn cầu trồng nghìn tỷ cây nhằm bảo vệ rừng, đồng cỏ và các khu bảo tồn liên bang, Washington Examiner đưa tin.
Sắc lệnh hành pháp này tuân theo cam kết của tổng thống Trump về việc tham gia sáng kiến trông cây được Diễn đàn Kinh tế Thế giới khởi xướng như một phần của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Lệnh hành pháp kêu gọi thành lập một hội đồng gồm các cơ quan liên bang khác nhau, các tổ chức phi chính phủ, các công ty Hoa Kỳ và các cộng đồng trên toàn quốc cùng quyết định các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đã nêu. “Nhiệm vụ của Hội đồng là thúc đẩy các hoạt động của Chính phủ Liên bang và các nỗ lực quốc gia khác nhằm đẩy mạnh sáng kiến [ngàn tỷ cây] bằng cách trồng, phục hồi và bảo tồn cây xanh”, tổng thống Trump viết trong sắc lệnh.
Đồng thời, Tổng thống Trump cũng xác định các quy định và bất kỳ ràng buộc pháp lý nào khác cản trở chính phủ liên bang trong nỗ lực thực hiện sáng kiến.
Lệnh hành pháp nhận được sự ủng hộ của cả hai Đảng. Tuy nhiên, phe Dân chủ nhấn mạnh cần phải có nhiều hành động hơn nữa để giảm tiêu thụ và sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Đây là một ý tưởng được đưa ra trong Thỏa thuận Mới Xanh (Green New Deal – GND), một thỏa thuận tương đồng với một dự án của Liên Xô nhằm tìm cách thay thế mô hình năng lượng dựa trên carbon (như xăng, than đá) bằng các lọai năng lượng thay thế.
Tuy nhiên, đây được xem là một dự án không tưởng vì nó ngốn một khoản chi phí khổng lồ. GND sẽ tiêu tốn tới 93 nghìn tỷ USD tiền của người nộp thuế Mỹ trong thời gian 10 năm. Trong khi đó, toàn bộ chi tiêu của chính phủ Mỹ cho 10 năm, tính từ năm 2019, chỉ ở mức 66 nghìn tỷ USD.
Tháng 11/2019, chính quyền Trump chính thức rút Mỹ khỏi Hiệp định môi trường Paris vốn có điều khoản yêu cầu Hoa Kỳ giảm lượng khí thải hàng năm lên đến 25%. “Theo Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp định Paris và các hạn chế năng lượng nặng mà nó đã đặt ra đối với Hoa Kỳ có thể khiến nước Mỹ mất tới 2,7 triệu việc làm vào năm 2025”, tổng thống Trump nói tại Vườn Hồng, Tòa Bạch Ốc, vào năm 2017, khi công bố kế hoạch rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định.
Hoa Kỳ đã có những biện pháp quản lý một cách kỳ diệu để thực hiện tốt việc kiềm chế CO2. Thực tế, Mỹ đang làm tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác đã ký thỏa thuận môi trường Paris, bao gồm tất cả các nước châu Âu, trang Dailywire đưa ra bình luận trong một bài báo đăng ngày 22/8.
Một bài báo trên tờ The Guardian, có tiêu đề “Trồng cây có ‘tiềm năng đáng chú ý’ để giải quyết khủng hoảng khí hậu”, đã phân tích tác động tỷ lệ thuận của rừng trong việc giảm ô nhiễm không khí và đưa ra kết luận khác với những kết luận được đề xuất bởi hoạt động biến đổi khí hậu.
Trong một bài viết đăng trên tờ The Times Washington, Stephen Moore, một thành viên của Heritage Foundation, dựa trên những dữ liệu gần đây, đã chỉ ra rằng mặc dù Hoa Kỳ bị nhiều nước chỉ trích vì rút khỏi cam kết về môi trường, nhưng Mỹ lại đang cố gắng hết sức để kiềm chế lượng khí thải carbon.
Một trong những nghiên cứu mà ông Moore trích dẫn là “Đánh giá các con số thống kê về năng lượng thế giới” mới của BP, ghi nhận rằng Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về việc cắt giảm lượng khí thải carbon trong năm 2017, đây là lần thứ 9, kể từ năm 2000, Mỹ thực hiện được điều này. Nói về sáng kiến trông cây để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giáo sư Tom Crowther của trường đại học Thụy Sĩ ETH Zurich, người đứng đầu một đề tài nghiên cứu, cho biết: “Đánh giá định lượng mới này cho thấy phục hồi [rừng] không chỉ là một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu của chúng ta mà còn là giải pháp hàng đầu”, .
“Điều làm tôi băn khoăn là quy mô [của dự án trồng cây]. Tôi nghĩ rằng việc khôi phục sẽ nằm trong top 10 [các kế hoạch hồi phục môi trường], nhưng nó mạnh hơn tất cả các giải pháp chống biến đổi khí hậu khác được đề xuất”, ông Crowther nói.
Lục Du
Source: DKN
Comments