top of page

Mỹ xem xét lệnh cấm bông từ Tân Cương vì lo ngại về tình hình nhân quyền


Ảnh minh họa: Pixabay.


Chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc một lệnh cấm đối với một vài hoặc tất cả các sản phẩm làm bằng bông từ vùng Tân Cương của Trung Cộng, bởi các cáo buộc vi phạm nhân quyền, tờ New York Times đưa tin vào cuối ngày 7/9.

Lệnh cấm tiềm năng có thể được công bố vào thứ Ba (8/9), ngay sau bối cảnh các báo cáo về việc sử dụng lao động cưỡng bức người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương, hãng Reuters dẫn bản tin của NYT cho biết.

Phạm vi của lệnh này chưa rõ, liệu nó có bao gồm các sản phẩm có chứa sợi bông Tân Cương được chuyển từ các quốc gia khác tới hay không, tờ Times đưa tin. Nếu lệnh này được cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đưa ra, gọi là Lệnh ủy thác hay Lệnh hủy bỏ (Withhold Release Order – WRO), khả năng sẽ ảnh hưởng đến hàng chục tỷ đô la hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ có chứa bông, sợi hoặc vải được sản xuất tại Tân Cương.

Hồi tháng 3, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đề xuất một đạo luật nhằm ngăn chặn hàng hóa làm từ lao động cưỡng bức Tân Cương đến Mỹ.

Tân Cương là một khu vực sản xuất bông lớn, một lãnh thổ tự trị ở phía tây bắc Trung Cộng, nơi sinh sống của người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo. Đây là khu vực được các thương hiệu quần áo lớn trên toàn cầu sử dụng làm nguồn cung ứng bông và các loại hàng dệt may khác.

Tháng trước, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố một báo cáo cho biết, Bắc Kinh đang biến người Duy Ngô Nhĩ thành “nô lệ hiện đại” trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo ASPI, hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã được chuyển đến làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Cộng, trong điều kiện làm việc mà báo cáo nói là “rất nhiều khả năng là lao động cưỡng bức”. Báo cáo đã liên kết các nhà máy đó với hơn 80 thương hiệu cao cấp, bao gồm Adidas, Nike, Apple và Gap, Oppo… Trung Cộng bị cáo buộc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại lao động ở Tân Cương, và Bắc Kinh mô tả các chương trình của họ, trong đó bao gồm triệt sản cưỡng bức – là đào tạo và giáo dục dạy nghề. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc về các trại tập trung và nói đó là “tin giả”.

Omer Kanat, giám đốc điều hành Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ cho biết, việc ép các công ty chuyển hướng kinh doanh khỏi Tân Cương là rất quan trọng để thuyết phục chính phủ Trung Cộng thay đổi chính sách, theo BBC.

Cũng theo BBC, chiến dịch của nhà hoạt động tập trung vào các thương hiệu quần áo vì Tân Cương sản xuất 80% bông của Trung Cộng, tương đương 20% nguồn cung của thế giới.




Triệu Hằng

Source: DKN



Recent Posts

See All

🟡🟡🟡NGUỒN TIN KIỂM CHỨNG TUESDAY 11/07

♦️President Donald Trump Requests Indefinite Postponement of Document Trial Date TT.Donald Trump yêu cầu hoãn vô thời hạn ngày xét xử tài liệu mật https://www.breitbart.com/politics/2023/07/11/donald-

bottom of page