Chuyên gia về Trung Cộng, ông Gordon Chang phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) năm 2018 tại National Harbor, Maryland, Hoa Kỳ (ảnh: Gage Skidmore / Wikimedia Commons).
Tháng Năm vừa qua, Lực lượng Tuần tra Biên giới đã bắt giữ 180.000 người nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, đây là con số cao nhất về số lượng người di cư lậu bị bắt giữ trong 21 năm qua.
Ông Chương Gia Đôn (Gordon Chang) là tác giả của cuốn “Trung Cộng sắp sụp đổ”. Gần đây, ông đã viết một bài bình luận trên tờ The Hill và gợi ý rằng có một cách để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới, đồng thời ổn định tình hình ở Trung Mỹ đó chính là tách rời kinh tế Mỹ – Trung.
Ông Chương cho rằng, nguyên nhân chính của việc các quốc gia thuộc Tam giác phía Bắc của Trung Mỹ (gồm Guatemala, Honduras và El Salvador) chịu khủng hoảng kinh tế là một số lượng lớn công việc sản xuất tại khu vực này đã chuyển dịch sang Trung Cộng. Bởi vậy, nếu thị trường Hoa Kỳ ưu đãi hơn với các nhà sản xuất ở các nước tam giác phương Bắc thì sẽ giúp bảo đảm sự thịnh vượng lâu dài của khu vực này, đồng thời cũng làm ổn định biên giới phía Nam cho người dân Hoa Kỳ. Khoảng 40% người nhập cư bất hợp pháp vượt biên vào Hoa Kỳ là đến từ các nước tam giác phương Bắc. Chính quyền Biden đã cung cấp khoản viện trợ bổ sung 310 triệu đô-la Mỹ cho Guatemala vào tháng Tư. Trong tuần này, Phó tổng thống Kamala Harris đã hứa cung cấp 500.000 liều vắc-xin dịch cúm Vũ Hán cho Guatemala.
Dựa trên thông tin của chính phủ, ông Chương cho rằng các dự án viện trợ của Hoa Kỳ này rất khó theo dõi. Đồng thời khoản tiền viện trợ có thể rơi vào túi của “giới tinh hoa” địa phương.
Ông tin rằng giải pháp lâu dài hơn là cho phép các nhà sản xuất đặt nhà máy lâu dài ở khu vực tam giác phía bắc. Ông nói “Nếu Mỹ tập trung [mua bán] hàng hóa được sản xuất ở ba quốc gia vùng tam giác phía bắc thì lợi ích sẽ chuyển về khu vực này. Các nhà sản xuất theo đuổi chi phí thấp sẽ chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang khu vực đó, đặc biệt nếu ‘chiến tranh thương mại’ 3 năm qua giữa Mỹ-Trung tiếp tục, tình hình Tam giác phía Bắc sẽ còn được cải thiện hơn nữa.”
Việc chuyển các công ty từ Mỹ sang các nước gần hơn đã xảy ra, tuy nhiên tốc độ chậm hơn so với hy vọng. Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, các nhà sản xuất Mỹ Latinh có thể thay thế 80 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Cộng mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực đang bỏ lỡ cơ hội này.
Mặt khác, mua sản phẩm từ các nhà máy ở Trung Mỹ cũng sẽ cải thiện an ninh cho chuỗi cung ứng của Mỹ. Ông Chương tuyên bố rằng ĐCSTQ liên tục đe dọa sử dụng vị trí của Bắc Kinh trong chuỗi cung ứng [toàn cầu] để đạt được các mục tiêu địa chính trị. Ví dụ, trong những ngày đầu của đại dịch cúm Vũ Hán, Bắc Kinh đã đe dọa ném Hoa Kỳ vào “biển vi rút” bằng cách cắt nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ [y tế] cá nhân. Cựu quan chức thương mại Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Trump, Peter Navarro, nói rằng ĐCSTQ “thực sự” đã quốc hữu hóa một nhà máy của công ty 3M sản xuất khẩu trang N95. Ông Chương viết, ĐCSTQ luôn nhấn mạnh việc không thể “chia rẽ” Hoa Kỳ và Trung Cộng. Nếu ngành sản xuất ở Tam giác phương Bắc phát triển mạnh mẽ, việc “tách rời” sẽ trở thành điều tất yếu, đặc biệt khi các công ty tìm cách đặt nhà máy gần hơn với người tiêu dùng Mỹ.
Ông cho rằng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Mỹ còn có một lợi thế khác. Tổng thống Biden rất coi trọng vấn đề giảm thiểu biến đổi khí hậu. Sản xuất ở các nước Tam giác phía Bắc chắc chắn sẽ làm giảm lượng khí thải carbon từ giao thông vận tải biển. Các tàu container đi trên biển Thái Bình Dương là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất. Người ta nói rằng lượng khí thải carbon của 15 tàu container lớn nhất vượt quá tổng lượng khí thải carbon của tất cả các xe ô tô trên thế giới.
Thịnh vượng thường đi kèm với thương mại, vì vậy tại sao người Mỹ phải giúp đỡ ĐCSTQ thù địch thông qua việc mua sắm hàng ngày trong khi họ có thể giúp ổn định điều kiện kinh tế và xã hội của các nước Tam giác phương Bắc.
Kết thúc bài luận của mình, ông Chương mượn lời của Alan Tonelson, một chuyên gia thương mại tại Washington, DC: “Nếu chúng ta muốn ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp, thì chúng ta phải nhìn nhận thương mại toàn cầu một cách chiến lược.”
Ngọc Mai
Source: DKN
Comments