Một tên lửa Trường Chinh 4B được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Cộng vào tháng 4/2019 (ảnh: Chụp màn hình Art Technica).
Hơn nữa việc để các trung tâm phóng tên lửa trong nội địa gần các khu dân cư mà không phải gần vùng biển như thông lệ cũng là một điểm khiến giới phân tích chú ý.
Như tin đã đưa, vào lúc 1h57 chiều ngày 7/9, Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, Trung Cộng đã phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh Cao Phân 11 vào quỹ đạo và nhiệm vụ đã “thành công”, theo CCTV. Nhưng người dân đã quay lại được video cho thấy tên lửa đẩy bị nghi ngờ đã hạ cánh gần một trường học trên núi. Thông tin từ Tạp chí khoa học và công nghệ Art Technica phân tích, khi phát nổ đã thải ra một lượng lớn khí độc, có thể ảnh hưởng không tốt cho người dân địa phương.
Theo Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tên lửa hàng không Trường Chinh 4B sẽ mang vệ tinh đưa vào vũ trụ, nhưng người dân thu được hình ảnh cho thấy tên lửa đẩy có thể đã rơi cách điểm phóng 500 km và phát nổ tạo ra làn khói vàng cam dày đặc. Đoạn video được đăng tải cho thấy một vật thể lạ hình trụ rơi xuống thung lũng theo chiều thẳng đứng và phát ra tiếng nổ lớn, có ngọn lửa dữ dội và khói màu cam bốc lên rất cao. Sau đó, một số cư dân mạng đã chụp ảnh vật thể bay rơi xuống và vỡ tan tành, các mảnh vỡ nằm rải rác trong rừng núi, trên một số mảnh vỡ có thể các ký tự “Hàng không Trung Cộng”.
Trang web công nghệ Ars Technica đưa tin vào ngày 8/9 rằng sau khi bộ đẩy Trường Chinh 4B đã sử dụng xong và bị rơi, một lượng lớn khí độc màu da cam đã được tạo ra.
Bài báo phân tích rằng nhiên liệu đẩy giai đoạn đầu của tên lửa mà Trung Cộng sử dụng là nhiên liệu hydrazine độc hại. Hydrazine là một loại nhiên liệu hiệu quả, nhưng nó cũng có tính ăn mòn cao và rất độc.
Hầu hết các nơi trên thế giới đã loại bỏ dần việc sử dụng hydrazine làm nhiên liệu cho các phương tiện phóng. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng nhiên liệu hydrazine và chất oxy hóa nitơ oxit cho nhiều vụ phóng vật thể vào không gian vì nó rẻ và tương đối dễ sử dụng, nhưng nó đã gây ra nhiều tai nạn trong các năm qua. Báo cáo cũng nêu rõ rằng, không giống như hầu hết các trung tâm phóng vệ tinh trên thế giới nằm ở gần vùng biển, một số trung tâm phóng tên lửa của ĐCSTQ được đặt ở các khu vực nội địa như Tửu Tuyền, Thái Nguyên và Tây Xương.
Bài báo của Art Technica phân tích rằng trong những năm gần đây, Trung Cộng đã bắt đầu thử nghiệm việc điều khiển tên lửa của họ quay trở lại Trái đất, và cuối cùng là tên lửa đẩy đất tiềm năng như Falcon 9 của SpaceX. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ, ĐCSTQ “dường như tập trung vào việc làm chủ công nghệ hơn là bảo vệ cư dân địa phương của mình”, “bởi vì kể từ khi phóng tên lửa từ Thái Nguyên vào năm 1968, ĐCSTQ dường như thờ ơ với sự an toàn của cư dân gần đó”.
Theo Arstechnica Phụng Minh biên dịch
Source: DKN
Comments