top of page

Trung Cộng ‘giết gà dọa khỉ’, thế giới lên án thói hống hách ngang ngược của Bắc Kinh


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị thăm Na-uy ngày 27/8 (ảnh: Reuters).


Trong lịch sử, Cộng hòa Séc đã thể hiện đầy đủ sự chán ghét với bản chất tà ác ngang ngược của Liên Xô. Vì vậy, chỉ cần người dân Cộng hòa Séc nghe thấy bất kỳ lời dọa nạt nào của quốc gia cộng sản đều sẽ hận đến nghiến răng. Nhất là khi hành động lần này của ĐCSTQ đã thật sự can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Cộng hòa Séc.

Trên dòng trạng thái Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Séc Tomáš Petříček hôm 31/8 đã bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ với những lời đe dọa của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị. Ông lên án lối hành xử “thật sự rất quá đáng” của Vương Nghị khi ‘bắt Cộng hòa Séc phải trả giá’ cho việc Chủ tịch Thượng viện Séc viếng thăm Đài Loan. Ông Tomáš cho rằng đó là biểu hiện “không nên có” trong quan hệ bang giao giữa hai nước có chủ quyền và có tình bằng hữu. Ông yêu cầu phía Trung Cộng đưa ra lời giải thích và kiềm chế cảm xúc bốc đồng của mình.

Trước đó, hôm thứ Hai (31/8), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã bình luận về chuyến thăm Đài Loan của ông Miloš Vystrčil, nói rằng Chủ tịch Thượng viện Séc đang “công khai khiêu khích”, và rằng “Chính phủ Trung Cộng và người dân Trung Quốc sẽ không dung thứ hoặc ngồi im, và sẽ khiến ông ta [Vystrcil] phải trả giá đắt cho hành vi thiển cận và chủ nghĩa cơ hội chính trị của mình”. Một phái đoàn gồm 89 thành viên do Chủ tịch Thượng viện Séc Miloš Vystrčil dẫn đầu hôm thứ Hai đã bắt đầu chuyến công du Đài Loan kéo dài 5 ngày, đưa ông trở thành quan chức cấp cao nhất của Séc từng đến thăm chính thức đảo quốc này. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã phản ứng kịch liệt trước chuyến viếng thăm này.

Vương Nghị “muối mặt” vì hành động đáp trả của chính phủ Séc

“Thuyết trả đũa” của Vương Nghị ngay lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ chính phủ Séc. Ngoại trưởng Séc Tomas Petrichek, hiện đang trong chuyến công du nước ngoài, đã ngay lập tức đáp trả qua Twitter rằng:

“Tôi không muốn phải đợi đến sau khi trở về nước từ Slovenia rồi mới lên tiếng. Vì vậy, Thứ trưởng Tlapa đã triệu tập đại sứ Trung Cộng. Lời nói của Bộ trưởng Vương Nghị thật sự rất quá đáng và những ngôn từ quá khích như vậy không nên xuất hiện trong mối quan hệ bang giao giữa hai quốc gia có chủ quyền”.

Ông Tomas nói: “Tôi yêu cầu phía Trung Cộng giải thích và kêu gọi Bắc Kinh triển khai hợp tác dựa trên sự vụ thực tế và thiết thực, gạt sang một bên những biểu hiện phi ngoại giao với cảm xúc quá khích”.

Khi Thứ trưởng Ngoại giao Séc Martin Tlapa triệu tập Trương Kiện Mẫn, đại sứ Trung Cộng tại Cộng hòa Séc, ông cũng thông báo rằng Bộ Ngoại giao Séc không thể chấp nhận với các phản ứng của Trung Cộng về chuyến công du của phái đoàn Chủ tịch Thượng viện Séc tới Đài Loan. Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), tại Praha hôm thứ Hai, ông Tomas lần nữa yêu cầu phía Trung Cộng giải thích về những lời đe dọa này. Ông nói: “Chuyến đi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng tôi với Trung Cộng, nhưng tôi nghĩ điều này thật sự đã vượt quá lằn ranh cho phép”.

Chủ tịch thượng viện Séc Miloš Vystrčil khẳng định đã làm điều đúng đắn

Đáp lại “thuyết trả đũa” của Vương Nghị, chính ông Miloš Vystrčil, trong một bài phát biểu trước công chúng tại đại học Chính trị ở Đài Loan hôm thứ Hai, đã tuyên bố rằng ông và tất cả các thành viên trong đoàn đều “tình nguyện đến thăm Đài Loan và đây là điều đúng đắn. Ngắn hạn mà nhìn thì có thể không có lợi nhưng về lâu dài mà nói, chắc chắn sẽ mang lại lợi ích”.

Ông tuyên bố rằng Cộng hòa Séc là một quốc gia tự do và luôn tìm kiếm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước, bất kể Trung Cộng nói gì. Ông cũng nhắc lại rằng chuyến thăm Đài Loan hoàn toàn không phải để đối đầu với bất kỳ ai về mặt chính trị.

Người dân Cộng hòa Séc ở Đài Loan: Không sợ bị trả đũa

Ông chủ người Séc Karel Picha của nhà hàng Divadlo, nhà hàng Cộng hòa Séc duy nhất ở Đài Bắc, cũng mỉa mai lời đe dọa của ông Vương Nghị. Ông Picha nói:

“Sự chiếm đóng 30 năm của Đảng Cộng sản Liên Xô tại Cộng hòa Séc đã gây nên những tổn thương quá sâu sắc cho người dân nước này. Vì vậy, chỉ cần người dân Cộng hòa Séc nghe thấy bất kỳ lời dọa nạt nào của quốc gia cộng sản nào, chúng tôi đều sẽ hận đến nghiến răng”. Ông nói rằng mặc dù chính phủ và Tổng thống Séc không công khai ủng hộ chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện, nhưng các nhà chức trách hoàn toàn không chấp nhận việc đất nước họ bị đe dọa hoặc bị xâm hại chủ quyền. Hầu hết người dân Séc không sợ đòn trả đũa của ĐCSTQ, nhất là khi nền kinh tế Cộng hòa Séc lại không quá phụ thuộc vào Trung Cộng.

“Nói thẳng ra, chỉ có Tổng thống và Thủ tướng của chúng tôi cảm thấy lo lắng khi [xung đột với Trung Cộng] vì họ chơi thân với Peter Kellner – một trong những người giàu nhất ở Cộng hòa Séc, trong bối cảnh tỷ phú Peter Kellner thông qua công ty tín dụng tư nhân Home Credit của ông ta đã đầu tư rất nhiều vào Trung Cộng”, ông Picha nói.

Trên thực tế, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến thăm Cộng hòa Séc vào giữa tháng 8, Thủ tướng Séc Andrej Babis cũng đã phàn nàn với ông Pompeo rằng khoản đầu tư mà Trung Cộng hứa hẹn đã không diễn ra như ông ta mong đợi. Điều này dường như ám chỉ lập trường thân Trung Cộng của Thủ tướng Séc đã nhạt nhòa, thậm chí có ý định chuyển hướng sang thân Mỹ, trong khi mối quan hệ và tiến triển đầu tư giữa Trung Cộng và Cộng hòa Séc cũng không tốt đẹp như mong đợi.

Nhà lập pháp đảng Dân tiến Đài Loan: Xã hội quốc tế đã quá chán ngấy với thái độ hung hăng của Trung Cộng

Kể từ đầu năm, chính sách ngoại giao theo kiểu bắt nạt của Trung Cộng đối với Cộng hòa Séc đã thất bại hoàn toàn, nhưng ông Vương Nghị vẫn tiếp tục dùng lại chiêu cũ. Về vấn đề này, hai nhà phân tích trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết, hành vi hung hăng ngang ngược của Trung Cộng là kết quả của sự dung túng và nhu nhược chịu đựng của các nước trong quá khứ mà ra, nhưng giờ đây họ đã chịu đựng quá đủ rồi.

Nhà lập pháp La Trí Chính của Đảng Dân tiến nói: “ĐCSTQ chính là được nước lấn tới, bởi vì khi các quốc gia hoặc doanh nghiệp nguyện ý hợp tác với nó, nó càng ỷ thế lớn mạnh và càng lấn lướt, đến khi mọi người không thể chịu đựng được thêm nữa….. ĐCSTQ hiện nay dám hung hăng ngang ngược như vậy, ở một góc độ nào đó, đây cũng là kết quả của sự dung túng của các nước phương Tây hoặc các nhóm lợi ích với nó trong suốt một thời gian dài mà ra”. Ông La Trí Chính cho rằng, do Bắc Kinh đã công khai tát vào mặt Cộng hòa Séc, tiếp theo chắc chắn sẽ có hành động công khai trả đũa, nhưng những đòn trả đũa này có thể chỉ mang lại tác dụng ngược và càng khiến người dân Séc tẩy chay ĐCSTQ, đặc biệt là khi lịch sử của Cộng hòa Séc đã chứa đầy sự chán ghét với bản chất tà ác ngang ngược của chế độ độc tài. Lời nói hành vi của ĐCSTQ lần này thật sự đã can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Cộng hòa Séc.

Chuyên gia nói ĐCSTQ “giết gà dọa khỉ” hòng răn đe các nước khác

Cao Kính Văn, giáo sư học viện Khoa học Xã hội thuộc trường đại học Baptist Hồng Kông, cũng đồng ý rằng ĐCSTQ hẳn không chỉ là con hổ giấy. Nó sẽ khiến Cộng hòa Séc phải trả giá.

“Động cơ của nó rất đơn giản, chính là muốn giết gà dọa khỉ hòng đe dọa các nước khác không dám tái phạm”, ông nói, chỉ là nền kinh tế Cộng hòa Séc không nhất thiết phải cần đến Trung Cộng, bởi khi đó quan hệ địa chính trị và kinh tế giữa Cộng hòa Séc với Hoa Kỳ, Đức, Pháp càng khăng khít hơn. Do đó, ông cho rằng việc ĐCSTQ sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa kinh tế nào đối với Cộng hòa Séc và sẽ đạt được kết quả gì, chúng ta vẫn phải chờ xem.

Giáo sư Cao Kính Văn ca ngợi lòng dũng cảm của người dân Cộng hòa Séc không bị áp lực từ Trung Cộng, ông nói: “Cộng hòa Séc hẳn đã cân nhắc cái giá này và sẵn sàng chịu trả giá để đổi lấy kết quả sau cùng trong chuyến viếng thăm Đài Loan”.

Ông cũng nói rằng điều mà Cộng hòa Séc đang đại biểu là xu thế của một số nước châu Âu đã quay sang đối đầu với Trung Cộng. Trong chuyến thăm châu Âu mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị, có thể thấy, ngoài kinh tế và thương mại, các nước châu Âu đã mạnh mẽ hơn khi biểu đạt quan ngại về vấn đề Hồng Kông và Tân Cương.


Vì vậy, ĐCSTQ muốn ký một thỏa thuận đầu tư với EU, nó phải vượt qua nhiều rào cản khó khăn. Mặc dù châu Âu ở rất xa Biển Đông và Đài Loan, giáo sư Cao Kính Văn nói rằng các nước châu Âu cũng rất lo ngại về xung đột quân sự có thể bùng phát trong khu vực này.

Giáo sư Cao Kính Văn cũng chỉ ra rằng thái độ của người dân Châu Âu đối với ĐCSTQ không ngừng giảm sút trong những năm gần đây, các chính phủ trên thế giới ngày càng chán ghét “ngoại giao sói chiến” của ĐCSTQ. Ông tin rằng chuyến thăm Châu Âu của Vương Nghị kỳ thực là đang muốn vớt vát lại hình tượng sau hậu quả của “ngoại giao sói chiến” trước đó, nhưng có điều khả năng thành công không cao. Đặc biệt, hình ảnh của ĐCSTQ trong mắt người dân châu Âu khó có thể cải thiện chỉ trong thời gian ngắn như vậy.


Theo Secret China Hương Thảo biên dịch Source: DKN


Comentarios


bottom of page